Viêm gan B trong thai kỳ

Thứ bảy - 30/06/2018 18:08 2.312 0
Nhiễm vi rút viêm gan B là một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn tại Việt Nam. Việt Nam là một khu vực dịch tể có tỉ lệ nhiễm vi rút viêm gan B (HBV) cao, với tỉ lệ mắc xấp xỉ 8,8 – 12% trong cộng đồng dân số nói chung. Tỉ lệ mắc cao là một thử thách đáng kể cho sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam vì viêm gan vi rút B mạn liên quan đến tỉ lệ bệnh và tỉ lệ tử vong của xơ gan và ung thư gan.
Hình minh họa
Hình minh họa

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính tại Việt Nam, tỉ lệ phụ nữ mang thai bị viêm gan B mạn tính là 10 – 20%, điều này dẫn đến con số 55.000 trẻ em sinh ra bị nhiễm vi rút B mỗi năm.
Cứ 10 người Việt Nam thì có 1 người bị nhiễm Viêm gan vi rút B.
Đúng đó, bạn không đọc nhầm đâu, có khoảng hoặc hơn 10% người Việt Nam bị ảnh hưởng bởi Viêm gan vi rút B.
Khi nhiều người trong các bạn không coi chừng căn bệnh này thì đã bị mắc phải nó.
Vì thế, hãy đọc để biết rõ hơn về căn bệnh này nhằm giúp chúng ta có thể ngăn chặn nó lây lan và bảo vệ con cháu mình hỏi căn bệnh chết người này.

 

Ở các nước phương Tây, Viêm gan vi rút B chủ yếu lây truyền qua đường tình dục không an toàn, sử dụng kim tiêm chung khi dung ma túy, xăm mình và truyền máu (hiện tại đường lây này trở nên hiếm đi). Trong khi đó, ở một đất nước đặc thù như Việt Nam thì đường lây truyền chính là theo chiều dọc (mẹ truyền cho con)

Nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ghê gớm hơn ở người lớn. Ở người lớn khỏe mạnh, khi nhiễm vi rút viêm gan B sẽ gây phản ứng chéo của hệ thống miễn dịch dẫn đến những triệu chứng giống cảm cúm và rồi 90% người lớn sẽ tự hồi phục.

Trong khi ở trẻ em, hệ thống miễn dịch chưa phát triển, vi rút sẽ dễ dàng xâm nhập vào gan và thường trú ở đó mà không có bất cứ triệu chứng nào và không có một sự đề kháng nào vì hệ thống miễn dịch vẫn chưa được phát triển. Gần 90% trẻ bị phơi nhiễm vi rút viêm gan B sẽ bị viêm gan B mạn.  Chỉ đến nhiều năm sau đó, khi vi rút làm tê liệt toàn bộ gan thì triệu chứng mới bắt đầu xuất hiện, thường thì lúc đó đã quá trễ,  và rồi thì lựa chọn còn lại chỉ có thể là ghép gan hay đơn giản hơn là chờ chết.

Hầu hết bệnh nhân không thể hiện triệu chứng gì trong giai đoạn cấp tính, nhưng ở vài người lớn có thể có các triệu chứng như mệt mỏi cực độ, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sậm màu, buồn nôn, nôn và đau bụng.

Trẻ sơ sinh là con của những người mẹ bị viêm gan có tỉ lệ bị viêm gan B mạn là 90% nếu mẹ không được điều trị phù hợp.

Đâu là giải pháp để bảo vệ trẻ sơ sinh, trẻ em chống lại viêm gan vi rút B?

Thật sự là một điều quan trọng mang tính sống còn để các bà mẹ mang thai biết được bệnh viêm gan vi rút B của họ truyền cho con mình có thể được ngăn chặn, phòng ngừa. Tất cả bà mẹ mang thai nên được thử viêm gan vi rút B, đặc biệt là ở những nhóm nguy cơ cao như những phụ nữ làm việc trong môi trường y tế, có tiền sử truyền máu hay xăm mình. Vì thế, nếu bạn đang mang thai, hãy đảm bảo Bác sĩ của bạn kiểm tra viêm gan vi rút B cho mình trong thai kỳ, lý tưởng nhất là trong ba tháng đầu.

Nếu kết quả kiểm tra dương tính với viêm gan vi rút B, thì kiểm tra HBeAg tiếp theo, nếu tiếp tục dương tính thì phải kiểm tra tải lượng vi rút. Nếu tải lượng vi rút viêm gan vi rút B cao thì Bác sĩ của bạn sẽ cho bạn uống thuốc kháng vi rút trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ để làm giảm nguy cơ lây truyền cho thai nhi khi sinh.

Nếu kiểm tra viêm gan vi rút B dương tính như đã nêu trên, thì phải đảm bảo con bạn được chích 2 liều trong vòng 12 giờ đầu sau sinh và ngay tại phòng sinh. Một là liều vắc xin phòng viêm gan vi rút B và liều thứ hai là kháng huyết thanh viêm gan vi rút B ví dụ kháng thể diệt vi rút viêm gan B. Với 2 liều này, trẻ sơ sinh có 90% cơ hội được bảo vệ, không bị lây nhiễm viêm gan vi rút B.

Theo dữ liệu của WHO, tại Việt Nam, chỉ khoảng 65% trẻ sơ sinh trong năm 2015 được tiêm chủng vắc xin ngay ngày sinh.

Vì thế, để ngăn chặn tình trạng lây nhiễm viêm gan vi rút B ở Việt Nam, phải thực hiện chặt chẽ hai việc sau:

1. Tiêm ngừa viêm gan vi rút B

Để chiến đấu chống lại việc lây nhiễm viêm gan vi rút B chết người này ở trẻ sơ sinh và trẻ em, giải pháp duy nhất là tiêm ngừa viêm gan vi rút B. Việc đảm bảo tỉ lệ tiêm chủng 100% chống viêm gan vi rút B ở trẻ sơ sinh và trẻ em là thật sự quan trọng để ngăn chặn sự lây truyền vi rút viêm gan B.

Trẻ sơ sinh của tất cả những bà mẹ dương tính với viêm gan vi rút B nên được tiêm ngừa viêm gan vi rút B và tiêm dự phòng miễn dịch thụ động (kháng thể globulin miễn dịch kháng vi rút viêm gan B) trong vòng 12 giờ đầu ngay sau sinh.

Thật sự rất quan trọng và mang tính bắt buộc phải tầm soát tất cả bà mẹ mang thai và bắt đầu điều trị thích hợp các bà mẹ mang thai để ngăn chặn sự lây truyền sang cho con cũng như sự tiến triển bệnh nặng thêm của họ, nhằm cứu lá gan khỏi bệnh viêm gan vi rút B mạn.

2. Phát hiện và điều trị sớm:

Ở những người đã bị nhiễm mạn tính, việc phát hiện sớm và điều trị là chìa khóa của vấn đề. Vì thế, việc tầm soát viêm gan vi rút B thật sự quan trọng vì nó là một căn bệnh thầm lặng và không có triệu chứng gì. Ngay cả người đã bị nhiễm có thể không coi chừng gì nó hết. Và việc điều trị phù hợp có thể khống chế được sự trầm trọng và sự lây nhiễm của bệnh.

Nguồn tin: Tổng hợp

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA TIÊU HÓA - GAN MẬT
Mọi thông tin chi tiết , tư vấn hướng dẫn đặt lịch khám và hỗ trợ khác xin vui lòng liên lạc theo:
Địa chỉ: 20 Trần Xuân Hòa, Phường 7, Quận 5, Hồ Chí Minh
ĐẶT HẸN: 0868845154
Điện thoại: 0942079174  hoặc 08688.45154 - 
Email: bsduythong@gmail.com

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Quỳnh Anh

Cho phép tôi được thay mặt gia đình xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến TS. Võ Duy Thông đã chăm sóc và điều trị cho mẹ tôi. Bác Thông đã động viên và điều trị cho mẹ tôi qua cơn hiểm nghèo, giờ bà đã khỏe mạnh, ăn uống nhiều hơn. Chúng tôi biết ơn Bác nhiều...

Chi tiết


Xem tẩt cả Gửi ý kiến
 
Thăm dò ý kiến

Bạn biết Phòng khám Chuyên khoa Nội tiêu hóa, Gan mật - TS. BS. Võ Duy Thông qua kênh nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay352
  • Tháng hiện tại10,833
  • Tổng lượt truy cập1,917,816
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây