Tủ thuốc gia đình nên có những gì?

Thứ hai - 23/04/2018 06:53 2.273 0
Việc dự trữ một số thuốc và dụng cụ y tế cơ bản tại gia đình là rất quan trọng trong một số trường hợp, đề phòng những rủi ro không đáng có.
Tủ thuốc nên được sắp xếp gọn gàng và phân chia theo loại thuốc
Tủ thuốc nên được sắp xếp gọn gàng và phân chia theo loại thuốc

Thuốc hạ sốt

Mỗi gia đình nên dự trữ một ít thuốc paracetamol dạng viên (cho người lớn) và dạng bột (nếu gia đình có trẻ nhỏ). Khi sử dụng thuốc hạ sốt, các lần dùng cần cách nhau ít nhất 6 tiếng, dùng quá liều có thể dẫn đến ngộ độc.

Cặp nhiệt độ

Dùng để đo thân nhiệt khi có biểu hiện bị sốt

Thuốc tiêu hóa

Oresol dùng để bù nước trong trường hợp bị tiêu chảy (chú ý pha đúng tỉ lệ trong hướng dẫn sử dụng).

Smecta, Becberin, viên than hoạt tính dùng khi bị tiêu chảy.

Nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý có rất nhiều công dụng. Chính vì vậy, dự trữ khoảng 4-5 lọ to và nhỏ để dùng trong nhiều trường hợp khác nhau: vệ sinh mắt, mũi để rửa sạch bụi bẩn hoặc vào thời điểm có nhiều dịch bệnh; nhỏ mắt, mũi sau khi bơi; rửa mắt khi bị dị vật (bụi, côn trùng…) bay vào mắt; sử dụng xúc miệng khi bị viêm răng, viêm lợi.

Các loại thuốc bôi

Thuốc trị bỏng: có thể dự trữ Patenol dạng kem hoặc dạng xịt, dùng ngay sau khi bị bỏng nhẹ giúp vết bỏng không bị phồng rộp.

Thuốc bôi chống muỗi, côn trùng: Mỡ eurax trong trường hợp bị côn trùng đốt.

Thuốc chống dị ứng

Loratadine dạng viên hoặc siro (cho trẻ nhỏ) trong trường hợp bị mẩn ngứa

Thuốc sát trùng và bông băng y tế

Cồn ethenol 70% để sát trùng vết thương ngoài da

Betadine dùng sát trùng niêm mạc môi và miệng

Bông, băng gạc y tế, băng dán cá nhân để lau chùi và băng bó vết thương

Máy đo huyết áp

Rất cần thiết đối với gia đình có người cao tuổi hoặc người bị các bệnh về huyết áp.

 

Các gia đình nên treo tủ thuốc ở trên cao, nơi khô ráo, không bị ánh sáng chiếu vào. Mỗi 1-2 tháng các gia đình cũng cần phải kiểm tra tủ thuốc để bỏ những thuốc đã quá hạn sử dụng và bổ sung thêm những thuốc đã hết.

Với gia đình có trẻ nhỏ: vị trí tủ thuốc cần phải ngoài tầm với của trẻ, nên có khóa đề phòng trẻ tự ý mở tủ. Thuốc cho bé cũng nên để riêng (sử dụng hộp nhỏ riêng hoặc dùng tủ riêng).

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA TIÊU HÓA - GAN MẬT
Mọi thông tin chi tiết , tư vấn hướng dẫn đặt lịch khám và hỗ trợ khác xin vui lòng liên lạc theo:
Địa chỉ: 20 Trần Xuân Hòa, Phường 7, Quận 5, Hồ Chí Minh
ĐẶT HẸN: 0868845154
Điện thoại: 0942079174  hoặc 08688.45154 - 
Email: bsduythong@gmail.com

Tổng số điểm của bài viết là: 45 trong 9 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 9 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Quỳnh Anh

Cho phép tôi được thay mặt gia đình xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến TS. Võ Duy Thông đã chăm sóc và điều trị cho mẹ tôi. Bác Thông đã động viên và điều trị cho mẹ tôi qua cơn hiểm nghèo, giờ bà đã khỏe mạnh, ăn uống nhiều hơn. Chúng tôi biết ơn Bác nhiều...

Chi tiết


Xem tẩt cả Gửi ý kiến
 
Thăm dò ý kiến

Bạn biết Phòng khám Chuyên khoa Nội tiêu hóa, Gan mật - TS. BS. Võ Duy Thông qua kênh nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay475
  • Tháng hiện tại10,956
  • Tổng lượt truy cập1,917,939
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây