Thế nào là dùng “quá nhiều thuốc”?

Thứ sáu - 21/06/2019 17:51 2.275 0
Mặc dù không có định nghĩa thống nhất về polypharmacy, nhiều tài liệu nói rằng “dùng quá nhiều thuốc” là tình trạng dùng hơn 5 loại thuốc khác nhau hàng ngày. “Thuốc” ở đây bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, chế phẩm bổ sung/thực phẩm chức năng và cả các loại thảo dược.
Thế nào là dùng “quá nhiều thuốc”?

Định nghĩa rộng hơn của Polypharmacy là “dùng thuốc không hợp lý”, bao gồm cả những trường hợp

  • Dùng thuốc không nên/không cần dùng
  • Không dùng thuốc cần dùng
  • Dùng thuốc không đúng liều lượng so với tuổi tác, cân nặng, chức năng gan/thận…

Như vậy, trường hợp dùng nhiều hơn 5-7 loại thuốc mà đều là loại cần thiết thì vẫn không gọi là dùng quá nhiều!

Nguyên nhân của việc dùng quá nhiều thuốc?

Nguyên nhân khách quan bao gồm:

  • Mắc nhiều bệnh cùng lúc (nhất là khi về già!)
  • Một số bệnh có chỉ định dùng nhiều thuốc (như bệnh mạch vành thường phải dùng 3-4 thuốc theo hướng dẫn điều trị!)
  • Thay đổi thành phần cơ thể và suy giảm chức năng gan/thận (nhất là khi về già!)
  • Thay đổi chuyển hóa thuốc

Nguyên nhân chủ quan đến từ phía bác sĩ lẫn bệnh nhân. Với sự chuyên môn hóa cao độ hơn, các bác sĩ ít có điều kiện cập nhật kiến thức của các chuyên ngành khác. Sự hạn chế trong giao tiếp giữa bác sĩ-bệnh nhân và giữa các bác sĩ với nhau (về mặt vật lý lẫn kỹ năng mềm) cũng góp phần làm bác sĩ ít để tâm tới những phi lý có-thể-sửa-đổi trong việc chẩn đoán và kê đơn. Vấn đề pháp lý cũng làm bác sĩ ngại thay đổi đơn thuốc của đồng nghiệp khác ngành. Ở Nhật, chương trình đào tạo có ít kiến thức về tương tác thuốc và thay đổi chuyển hóa thuốc cần lưu ý ở người già. Ngoài ra, việc “lục tìm” thông tin bệnh sử, tiến trình kê thuốc của bệnh nhân để cân nhắc là rất khó khăn trong các đợt thăm khám ngắn ngủi hằng ngày.

Về phía bệnh nhân và người thân, khá nhiều trường hợp còn quan niệm “Đi khám bác sĩ là phải có thuốc!”.
Yêu cầu kê đơn này liên quan tới sự thiếu hiểu biết hoặc xem nhẹ vai trò của những can thiệp không dùng thuốc như tập thể dục và điều chỉnh chế độ ăn uống. Ở Nhật Bản, “nhu cầu kê thuốc” này còn xảy ra vì bệnh nhân chưa/không hiểu mục tiêu điều trị, và đôi khi kỳ vọng quá lớn vào y học (70 tuổi rồi nhưng vẫn muốn không đau lưng, ngủ ngon giống hồi 30 nên cứ đổi bác sĩ và tìm thuốc!)

Ngoài ra, Dược sĩ Phương Hạnh còn giải thích một hiện tượng phổ biến, có yếu tố khách quan lẫn chủ quan là “Prescription cascade” dịch nôm na là “Thuốc gọi thuốc”. Đây là tình huống mà một loại thuốc mới được kê ra để điều trị triệu chứng/bệnh mà thật ra là tác dụng phụ của một loại thuốc đang dùng.

Dùng nhiều thuốc quá, có hại gì không?

Uống quá nhiều thuốc không phù hợp thường gây hại nhiều hơn là có lợi. Dùng nhiều thuốc quá sẽ tăng nguy cơ tương tác thuốc dễ gặp tác dụng phụ/ngoại ý. Dùng quá nhiều thuốc cũng dễ dẫn tới quên uống thuốc, không theo đúng liệu trình làm giảm hiệu quả điều trị. Ngoài ra, dùng quá nhiều thuốc còn dẫn tới Hội chứng lão niên (Geriatric syndrome), bao gồm các triệu chứng như Són tiểu, Lú lẫn/ Giảm nhận thức, Giảm khả năng thăng bằng, Dễ bị té ngã/gãy xương. Dùng nhiều thuốc quá còn làm tăng tỉ lệ nhập viện, thời gian nằm viện và tăng tỉ lệ tử vong.

Làm thế nào để hạn chế dùng quá nhiều thuốc?

Với các phân tích nguyên nhân như trên, có thể thấy rằng việc hạn chế dùng nhiều thuốc không hợp lý là một thử thách cần sự đồng tâm hiệp lực của cả đội ngũ nhân viên y tế lẫn bệnh nhân và gia đình. Cần có những hoạt động truyền thông, giáo dục cộng đồng, nâng cao năng lực của nhân viên y tế, song song với việc thay đổi chính sách để có khuyến khích giảm thuốc (như ở Nhật nếu giảm cho bệnh nhân 2 loại thuốc thì Cơ sở y tế đó sẽ được ”khen thưởng” tầm 500 nghìn DVN!). Ngoài ra, việc tổ chức các phòng khám ngoại trú hay nhóm “tuần tra” nội trú chuyên về giảm thuốc cũng có thể góp phần cải thiện tình hình.

Hiện nay có khá nhiều tài liệu hướng dẫn việc xác định và bỏ bớt thuốc không hợp lý bằng tiếng Anh, tiếng Nhật. BS. TS. Quý đã giới thiệu các bước cơ bản để thực hiện việc này theo tài liệu dưới đây:

http://www.polypharmacy.scot.nhs.uk/polypharmacy-guidance-medicines-review/about/

  • 7 bước để ngăn ngừa dùng nhiều thuốc:

Bước 1: Hiểu mục tiêu điều trị

Bước 2: Xác định thuốc thiết yếu

Bước 3: Xác định thuốc “không thiết yếu”

Bước 4: Đánh giá hiệu quả điều trị (dựa trên y học thực chứng)

Bước 5: Đánh giá độ an toàn

Bước 6: Đánh giá hiệu quả-chi phí

Bước 7: Đánh giá độ tuân thủ của bệnh nhân.

Nguồn tin: Y học cộng đồng

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA TIÊU HÓA - GAN MẬT
Mọi thông tin chi tiết , tư vấn hướng dẫn đặt lịch khám và hỗ trợ khác xin vui lòng liên lạc theo:
Địa chỉ: 20 Trần Xuân Hòa, Phường 7, Quận 5, Hồ Chí Minh
ĐẶT HẸN: 0868845154
Điện thoại: 0942079174  hoặc 08688.45154 - 
Email: bsduythong@gmail.com

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Quỳnh Anh

Cho phép tôi được thay mặt gia đình xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến TS. Võ Duy Thông đã chăm sóc và điều trị cho mẹ tôi. Bác Thông đã động viên và điều trị cho mẹ tôi qua cơn hiểm nghèo, giờ bà đã khỏe mạnh, ăn uống nhiều hơn. Chúng tôi biết ơn Bác nhiều...

Chi tiết


Xem tẩt cả Gửi ý kiến
 
Thăm dò ý kiến

Bạn biết Phòng khám Chuyên khoa Nội tiêu hóa, Gan mật - TS. BS. Võ Duy Thông qua kênh nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay539
  • Tháng hiện tại11,020
  • Tổng lượt truy cập1,918,003
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây