Ăn sáng muộn có thể làm tăng nguy cơ béo phì ở người bị tiểu đường týp 2

Thứ ba - 15/05/2018 19:42 2.395 0
Một nghiên cứu nhỏ cho thấy những người thức khuya sau đó ăn sáng muộn thì có chỉ số BMI cao hơn những người thường ngủ sớm và dậy sớm. Nếu bạn bị tiểu đường týp 2, thức đêm muộn và bắt đầu ăn sáng muộn có thể khiến bạn khó điều chỉnh lượng đường huyết. Những kết quả nghiên cứu cho thấy thói quen đó khiến chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn.
Thời điểm ăn sáng có thể ảnh hưởng đến cân nặng và lượng đường huyết của người bị tiểu đường loại 2
Thời điểm ăn sáng có thể ảnh hưởng đến cân nặng và lượng đường huyết của người bị tiểu đường loại 2

Theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y học tiểu đường tháng 4/2018, các nhà nghiên cứu đã điều tra ở 210 người lao động không làm ca bị tiểu đường loại 2 ở Thái Lan và dựa trên thông tin họ cung cấp về thời gian họ cảm thấy tốt nhất trong ngày là buổi sáng hay buổi chiều. Những người tham gia nghiên cứu cũng trả lời những câu hỏi về thời gian của các bữa ăn và những gì họ đã ăn trong từng ngày, giúp các nhà nghiên cứu quan sát được thói quen ăn uống và lượng calo nạp vào.

Các nhà nghiên cứu của Đại học Y khoa Illinois đã thực hiện các nghiên cứu về Chăm sóc bệnh tiểu đường năm 2013, cho thấy những người bị tiểu đường loại 2 mà thường ăn tối muộn sẽ kiểm soát lượng đường kém hơn so với thời kì đầu bị bệnh. Nghiên cứu về bữa ăn sáng cho thấy kết quả tương tự: người có thói quen ăn sáng muộn sẽ nhiều khả năng có chỉ số BMI cao hơn. Sự thay đổi thời gian bữa ăn có thể giúp ngăn chặn béo phì ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Thời gian ngủ trung bình tự báo cáo là 5,5 giờ/tối. Trung bình, những người tham gia sử dụng 1,103kcal/ngày. BMI trung bình ở những người tham gia là 28,4kg/m2 được coi là thừa cân. Trong số những người tham gia, 97 người có thói quen thức khuya, dậy muộn và 113 người có thói quen ngủ sớm, dậy sớm.

Những người tham gia có thói quen ngủ sớm dậy sớm sáng ăn bữa sáng từ 7 giờ sáng tới 8h30 sáng, trong khi những người có thói quen thức khuya, dậy muộn ăn bữa sáng lúc 7 giờ 30 sáng tới 9 giờ sáng.

Những người tham gia với thói quen ngủ sớm, dậy sớm có thời gian ăn sớm hơn, bao gồm bữa sáng, bữa trưa, bữa tối và bữa cuối cùng.

Các nhà nghiên cứu thấy rằng có thói quen thức khuya, dậy muộn có liên quan tới BMI cao hơn. Hấp thu calo và thời gian ăn bữa trưa, bữa tối không liên quan tới BMI cao hơn.

Thói quen ngủ sớm, dậy sớm có liên quan với thời gian ăn sáng sớm hơn và giảm 0.37 kg/m2 BMI.

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Quỳnh Anh

Cho phép tôi được thay mặt gia đình xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến TS. Võ Duy Thông đã chăm sóc và điều trị cho mẹ tôi. Bác Thông đã động viên và điều trị cho mẹ tôi qua cơn hiểm nghèo, giờ bà đã khỏe mạnh, ăn uống nhiều hơn. Chúng tôi biết ơn Bác nhiều...

Chi tiết


Xem tẩt cả Gửi ý kiến
 
Thăm dò ý kiến

Bạn biết Phòng khám Chuyên khoa Nội tiêu hóa, Gan mật - TS. BS. Võ Duy Thông qua kênh nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay564
  • Tháng hiện tại11,045
  • Tổng lượt truy cập1,918,028
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây