Hội chứng ruột kích thích (IBS: Irritable Bowel Syndrome)

Thứ tư - 12/09/2018 11:14 3.430 0
Bạn có biết, căng thẳng và lo lắng cũng có thể là nguyên nhân của đau bụng liên quan đến tiêu chảy hoặc táo bón? IBS- Irritable Bowel Disease hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích, khá phổ biến, được định nghĩa là rối loạn chức năng của ruột. Chúng ta hãy có một cái nhìn tổng quan về hội chứng ruột kích thích.
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích
IBS là một rối loạn chức năng mãn tính của hệ tiêu hóa. Hội chứng ruột kích thích là một vấn đề sức khỏe phổ biến được đặc trưng bởi một nhóm các triệu chứng liên quan đến nhu động ruột có hoặc không có đau bụng, mà nguyên nhân không được xác định chắc chắn. Bệnh nhân bị đau bụng và thay đổi thói quen đi tiêu, như tiêu chảy (IBS-D), táo bón (IBS-C), hoặc cả hai (IBS-M). Không có nghiên cứu xác định nguyên nhân rõ ràng cho đến thời điểm hiện tại, do đó IBS được chẩn đoán lâm sàng và các xét nghiệm được thực hiện để loại trừ các nguyên nhân khác như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng.

Dịch tễ bệnh:

IBS được tạo ra do sự thay đổi trong hệ vi sinh vật đường ruột. Tỷ lệ mắc phải phổ biến trên toàn thế giới được ước tính trong khoảng từ 6 đến 15% với các quốc gia như Hoa Kỳ, Anh và Brazil, báo cáo tỷ lệ hiện mắc trên 20% theo một số nghiên cứu. Tỷ lệ cao hơn ở các nền kinh tế phương Tây và các nền kinh tế phát triển, mối quan hệ nhân quả với lối sống phương Tây.

Tỷ lệ này cao hơn rõ rệt ở phụ nữ so với nam giới. Tỷ lệ nữ giới cao gấp 1,5 đến 3 lần so với nam giới. Thể hiện trên tất cả các nhóm tuổi và không phân biệt tình trạng kinh tế xã hội. Mối liên quan với đô thị hóa và công nghiệp hóa đã được các chuyên gia lập luận có liên quan đến tỷ lệ bệnh gia tăng trong vài thập kỷ qua ở châu Á và Nam Mỹ tương quan với gia tăng thu nhập.

Nguyên nhân:

Tiền sử bệnh hoặc hiện mắc nhiễm trùng đường tiêu hóa - 1 trong 10 trường hợp IBS có liên quan đến lịch sử bệnh hoặc hiện mắc bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa. Những thay đổi trong hệ vi sinh đường ruột và niêm mạc biểu mô đường ruột là rất nhạy cảm với các đầu dây thần kinh niêm mạc gây nên hội chứng ruột kích thích (IBS).

Các yếu tố lối sống - Tăng tiêu thụ tinh bột và đường tinh luyện làm nặng thêm các triệu chứng trong IBS. Một số người bị IBS có nhiều triệu chứng hơn sau khi ăn gluten. Thực phẩm có chứa gluten bao gồm hầu hết các loại ngũ cốc, mì ống và nhiều loại thực phẩm đã qua chế biến.

Sự lo lắng và căng thẳng gây tăng nặng tình trạng IBS.Vì IBS tăng nặng có thể được kích hoạt bởi hệ miễn dịch, bị ảnh hưởng bởi stress. Việc giải phóng các chất điều biến gây căng thẳng như interleukin và cytokine có thể dẫn đến quá mẫn với niêm mạc nội tạng gây ra chuột rút.

Yếu tố di truyền – Khiếm khuyết di truyền liên quan đến hệ thống miễn dịch bẩm sinh và hàng rào biểu mô cũng như mức độ căng thẳng và lo âu cao làm tăng nguy cơ phát triển IBS sau nhiễm bệnh. Tiền sử gia đình với bố hoặc mẹ có IBS là một yếu tố nguy cơ độc lập như nghiên cứu trong bài báo, 'Hội chứng ruột kích thích trong cặp song sinh: di truyền và môi trường xã hội đều tạo nên nguyên nhân' của Levy RL và cộng sự.

Triệu chứng:

Các triệu chứng phổ biến nhất của hội chứng ruột kích thích (IBS) là đau ở bụng, thường liên quan đến đi tiêu và thay đổi nhu động ruột. Những thay đổi này có thể là tiêu chảy, táo bón, hoặc cả hai, tùy thuộc vào loại IBS mắc phải.

Các triệu chứng khác của IBS có thể bao gồm:

• Đầy hơi

• Cảm giác đi tiêu chưa hết

• Chất nhầy trắng trong phân

Phụ nữ bị IBS thường có nhiều triệu chứng hơn trong thời kỳ kinh nguyệt.

Tiêu chí chẩn đoán IBS của Rome IV:

Đau bụng tái phát, trung bình ít nhất 1 ngày /tuần trong 3 tháng qua, kết hợp với hai hoặc nhiều tiêu chí sau:

• Liên quan đến đại tiện.

• Kết hợp với sự thay đổi tần suất đi tiêu.

• Kết hợp với sự thay đổi về hình thức (ngoại hình) của phân.

Tiêu chí được xác định trong 3 tháng qua với triệu chứng khởi phát ít nhất 6 tháng trước khi chẩn đoán.

Điều trị:

Phương pháp điều trị tốt nhất cho các rối loạn chức năng đường tiêu hóa đòi hỏi một phương pháp tiếp cận sinh lý. Cách tiếp cận này nên xem xét:

Những ảnh hưởng của cuộc sống: di truyền, văn hóa và môi trường.

Yếu tố tâm lý xã hội: căng thẳng, cá tính, trạng thái tâm lý, hỗ trợ xã hội.

Sinh lý học: sự vận động, cảm giác, chức năng miễn dịch, vi sinh, thực phẩm, chế độ ăn uống

Nguồn tin: Sưu tầm

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA TIÊU HÓA - GAN MẬT
Mọi thông tin chi tiết , tư vấn hướng dẫn đặt lịch khám và hỗ trợ khác xin vui lòng liên lạc theo:
Địa chỉ: 20 Trần Xuân Hòa, Phường 7, Quận 5, Hồ Chí Minh
ĐẶT HẸN: 0868845154
Điện thoại: 0942079174  hoặc 08688.45154 - 
Email: bsduythong@gmail.com

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Quỳnh Anh

Cho phép tôi được thay mặt gia đình xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến TS. Võ Duy Thông đã chăm sóc và điều trị cho mẹ tôi. Bác Thông đã động viên và điều trị cho mẹ tôi qua cơn hiểm nghèo, giờ bà đã khỏe mạnh, ăn uống nhiều hơn. Chúng tôi biết ơn Bác nhiều...

Chi tiết


Xem tẩt cả Gửi ý kiến
 
Thăm dò ý kiến

Bạn biết Phòng khám Chuyên khoa Nội tiêu hóa, Gan mật - TS. BS. Võ Duy Thông qua kênh nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay248
  • Tháng hiện tại10,729
  • Tổng lượt truy cập1,917,712
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây