Bệnh nhân của tôi chính là những người thầy tốt nhất

Thứ bảy - 06/01/2018 06:30 2.442 0
Công việc của một bác sĩ, như ai cũng biết, không chỉ là chẩn đoán và điều trị bệnh mà còn phải biết dạy cho người bệnh hiểu và sống có chất lượng với căn bệnh của mình.
Bệnh nhân của tôi chính là những người thầy tốt nhất - Hình minh họa.
Bệnh nhân của tôi chính là những người thầy tốt nhất - Hình minh họa.

Tuy nhiên, để làm tốt được nhiệm vụ trên, các bác sĩ phải biết học hòi liên tục, suốt đời. Y khoa tiến bộ không ngừng và bệnh tật cũng biến hóa muôn hình vạn trạng, không cập nhật kiến thức sẽ không thể làm tốt công việc. Các bác sĩ có trách nhiệm phải bõ thì giờ, tiền bạc và công sức để tự đào tạo, việc này có thể học từ những người thầy qua sách báo chuyên ngành, từ các khóa học sau đại học hoặc các buổi hội thảo . . . Nhưng, có một người thầy tốt nhất mà phần lớn các bác sĩ đã không hề nhận ra, từ khi còn là một sinh viên y khoa cho đến khi về hưu, đó chính là các bệnh nhân của mình.

Bệnh nhân luôn là những người thầy tận tâm nhất vì đã mang chính cơ thể của mình ra cho các sinh viên y khoa và các bác sĩ học hỏi, rút kinh nghiệm nghề nghiệp.
 
Bệnh nhân là những người thầy hết sức tài giỏi trong việc giúp cho các "học tro sinh viên, bác sĩ" nhớ rất kỹ các bài học của mình. Các bài học về triệu chứng, về chẩn đoán, về điều trị sinh động nhất và dễ nhớ nhật đều từ chính các bệnh nhân dạy cho chúng ta. Các sinh viên cũng như các bác sĩ thường than phiền rằng họ không thể nhớ lâu một bài giảng hay một bài báo đã xem. Có nhiều sinh viên tâm sự với tôi, các em đã quên phần lớn các bài học lý thuyết ngay sau khi tốt nghiệp được vài tháng, trong thời gian chờ được đi làm. Thật vậy, một bài báo được tôi đọc trong những lúc rảnh rỗi chẳng bao giờ còn đọng lại trong ký ức tôi được quá ba, bốn tháng (!) nhưng nếu bài báo đó được đọc để giải quyết cụ thể một bệnh nhân nào đó thì tôi lại nhớ rất dai, có khi hàng chục năm sau.
 
Bệnh nhân không chỉ giảng cho chúng ta nguyên nhân sinh ra các triệu chứng mà còn giúp chúng ta phân biệt được đâu là các trường hợp điển hình và đâu la các trường hợp không điển hình. Thật vậy, cùng mắc một loại bệnh nhưng chẳng bệnh nhân nào giống bệnh nhân nào, càng gập nhiều, bác sĩ càng học được nhiều "thể lâm sàng" khác nhau, làm phong phú thêm cái "kho" kinh nghiệm nghề nghiệp của mình. Các bác sĩ lớn tuổi và tận tâm thường có tài chẩn đoán rất nhanh, rất chính xác, người ta bảo đó là do họ có "trực giác lâm sàng", nhưng theo tôi, đơn giản đó chỉ là kết quả của các dữ liệu do các bệnh nhân cung cấp, đã được nạp một cách kiên trì vào "bộ vi xử ly" của não bộ trong nhiều năm.
 
Các bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính hoặc nan y còn dạy cho các bác sĩ  biết người bệnh đã làm thế nào để sống tốt nhất với căn bệnh của mình. Đây là những bài học vô giá mà chẳng trường đại học nào có giáo trình và đây cũng chính là những kinh nghiệm cá nhân đầy tâm huyết của bệnh nhân trao cho các bác sĩ , nhờ vậy, các bác sĩ sẽ biết cách giáo dục các bệnh nhân khác của mình được tốt hơn. 

Không chỉ giúp "đào tạo chuyên môn" như đã nêu ở trên, các bệnh nhân còn giúp cho các "học trò" của mình rèn luyện cách sống. Các bệnh nhân kém hiểu biết lại chính là những người thầy giỏi nhất trong lãnh vực này. Niều năm về trước, khi còn trẻ, tôi đã nhiều lần nổi giận mỗi khi người bệnh không tuân thủ điều trị hoặc mỗi khi người bệnh tự ý dùng thêm các phương thuốc "truyền khẩu" khiến cho bệnh tình nặng hơn. Tôi cũng hay “giận lẩy” khi người bệnh không chịu nhớ các lời dặn dò của tôi. Nhưng bây giờ, thời gian đã giúp tôi hiểu rằng đó không chỉ là lỗi của họ mà phần lớn là của chính tôi. Tôi chưa dành đủ thời gian cho các bệnh nhân của mình và tôi cũng chưa phân loại đúng các bệnh nhân của mình để có biện pháp giáo dục họ cho phù hợp. Gíao dục bệnh nhân phải tùy theo trình độ tiếp thu của từng người, giáo dục cho một giáo sư sẽ khác với một sinh viên, giáo dục một người làm việc trong thành phố sẽ khác với một người ở vùng xâu vùng xa . . . Hơn nữa, người bệnh luôn mang tâm trạng lo âu khi đi khám bệnh, mà bối rối thì sẽ chẳng thể nhớ được nhiều.

Thật vậy, nhờ các bệnh nhân đáng thương ấy, tôi đã rèn luyện được rất nhiều về tính kiên nhẫn, khả năng giữ bình tĩnh và có lẽ đã biết cảm thông hơn trước rất nhiều.

Thành thật biết ơn các bệnh nhân của tôi, những người thầy tuyệt vời nhất của tôi!

Nguồn tin: BS. Nguyễn Thy Anh

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA TIÊU HÓA - GAN MẬT
Mọi thông tin chi tiết , tư vấn hướng dẫn đặt lịch khám và hỗ trợ khác xin vui lòng liên lạc theo:
Địa chỉ: 20 Trần Xuân Hòa, Phường 7, Quận 5, Hồ Chí Minh
ĐẶT HẸN: 0868845154
Điện thoại: 0942079174  hoặc 08688.45154 - 
Email: bsduythong@gmail.com

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Quỳnh Anh

Cho phép tôi được thay mặt gia đình xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến TS. Võ Duy Thông đã chăm sóc và điều trị cho mẹ tôi. Bác Thông đã động viên và điều trị cho mẹ tôi qua cơn hiểm nghèo, giờ bà đã khỏe mạnh, ăn uống nhiều hơn. Chúng tôi biết ơn Bác nhiều...

Chi tiết


Xem tẩt cả Gửi ý kiến
 
Thăm dò ý kiến

Bạn biết Phòng khám Chuyên khoa Nội tiêu hóa, Gan mật - TS. BS. Võ Duy Thông qua kênh nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập21
  • Hôm nay3,617
  • Tháng hiện tại24,270
  • Tổng lượt truy cập1,931,253
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây