Hội chứng ruột kích thích (Phần 1): Nguyên nhân, phân loại, triệu chứng và chẩn đoán

Thứ hai - 25/02/2019 17:58 2.873 0
Nếu thấy có các triệu chứng cảnh báo đối với những người ở độ tuổi từ trên 45 đến 50, những người bị thiếu máu, gầy sút cân, hay bị buồn nôn hoặc nôn. Những người đi ngoài ra máu hoặc xét nghiệm kiểm tra có máu trong phân, có triệu chứng về ban đêm, sốt và các chỉ điểm viêm tăng cao bất thường cũng không được loại trừ chẩn đoán IBS.
Hội chứng ruột kích thích. Hình minh họa
Hội chứng ruột kích thích. Hình minh họa

1. Định nghĩa Hội chứng ruột kích thích ( Irritable Bowel Syndrome)

Theo ROM IV ( tháng 5/2016) thì Hội chứng ruột kích thích (IBS) được định nghĩa như sau: IBS là một rối loạn chức năng ruột mạn tính bao gồm các triệu chứng đau bụng tái đi tái lại, trung bình ít nhất 1 ngày mỗi tuần trong 3 tháng qua, kết hợp với 2 hoặc 3 đặc điểm sau: liên quan tới việc đại tiện, thay đổi số lần đại tiện, thay đổi tính chất của phân. Các triệu chứng xảy ra ≥ 3 tháng với triệu chứng khởi phát ≥ 6 tháng trước khi được chẩn đoán.

2. Dịch tễ học

Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy ở châu Âu có khoảng 5 -20% dân số, ở châu Á 2,9 -15,6% dân số, ở Mỹ 10 -20% dân số bị mắc Hội chứng ruột kích thích. Tỷ lệ mắc bệnh IBS khoảng 7,2 % dân số tại Việt Nam. Tần suất lưu hành là11,2%, tần suất mới mắc là 1, 35-1,5%. Bệnh nhân mắc Hội chứng ruột kích thích chiếm khoảng 40% trong số các trường hợp đi khám về bệnh đường tiêu hóa. Tuổi thường gặp là 40 - 60 và có 50% bệnh nhân có triệu chứng ở tuổi < 35. Nữ giới mắc bệnh nhiều hơn nam giới với tỷ lệ khoảng 1 nam / 2 nữ. IBS có tỉ lệ tái phát cao, khoảng 50% sau khi ngưng điều trị. Đây là bệnh mạn tính, phổ biến, không nặng nhưng dai dẳng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh như công việc, thăng tiến, đời sống tình dục, chi phí lớn.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân bệnh sinh của Hội chứng ruột kích thích vẫn chưa thể xác định được rõ ràng. Nó được xem như là một rối loạn do sự tương tác của một số yếu tố. Các yếu tố thường được nhắc đến đó là sự rối loạn chức năng của cơ trơn thành ruột và quá mẫn cảm nội tạng. IBS có thể được gây ra bởi lối sống, thói quen ăn uống không lành mạnh, hút thuốc lá quá mức, thiếu tập thể dục, béo phì... Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng bị stress, căng thẳng kéo dài trong cuộc sống, áp lực công việc, lo lắng gia đình, tình cảm là một trong những yếu tố nguy cơ của hội chứng ruột kích thích. Những người có cùng huyết thống có nguy cơ bị Hội chứng ruột kích thích cao hơn người khác. Nhiều nghiên cứu gần đây đã xem xét vai trò của viêm, thay đổi trong hệ thực vật và sự phát triển quá mức của vi khuẩn. Nhạy cảm với một số loại thực phẩm, chế độ ăn nhiều gia vị, nhiều chất bột, đồ chiên rán, dầu mỡ đang được nghiên cứu về ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển của tình trạng này. Rối loạn chức năng của trục não - ruột, thay đổi nội tiết tố, thường có liên quan đến cá thể trong Hội chứng ruột kích thích.

3.1. Phương diện sinh học của IBS

- Tăng nhạy cảm từ đường tiêu hóa
+ Cảm nhận quá mức các kích thích tại đường tiêu hóa
+ Sự phân bố thần kinh ở đường tiêu hóa có các sợi hướng tâm
- Tăng sự nhạy cảm của ruột
+ Có sự bất thường của ngưỡng cảm giác đau

3.2. Sự rối loạn vận động ruột

Vận động ruột là sự chuyển động nhu động của ruột. Nhu động ruột bao gồm co thắt không đẩy và dòng nhu động đẩy và hình thành khối co thắt. Nhu động đẩy liên quan đến các cơn co thắt chậm và không đều diễn ra theo hướng sọ. Trong khi đó, các cơn co thắt hình thành bao gồm các sóng nhu động di chuyển các nội dung của đường tiêu hóa về phía trực tràng và đại tràng sigma. Rối loạn vận động được hiểu là vận động không ổn định và tăng hoặc giảm co bóp của đường tiêu hóa, vận động không đặc hiệu. Sự điều chỉnh các bất thường vận động và cải thiện triệu chứng không tốt sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

3. 3. Bất thường ở ngoại vi sau nhiễm khuẩn ở IBS

- Nhiễm khuẩn tiêu hóa
- Trên 5 ngày
- Có stress phối hợp
- > 70% có dạng tiêu chảy trên lâm sàng

- Rối lọan nhu động
- Tăng tính nhạy cảm

3.4. Vai trò của hệ vi khuẩn chí ở đường ruột

- Hệ vi khuẩn chí của mỗi người được tiếp nhận qua 2 con đường:
+ Từ mẹ khi lọt lòng
+ Sau khi tiếp xúc với môi trường xung quanh
- Đa dạng: khoảng 500 -1000 loại khác nhau
- Được ổn định theo thời gian ở mỗi người (dù có thay đổi do kháng sinh, thực phẩm)
- Các loại thường có: Actinobacteria, Bacteroidetes, Firmicutes.

3.5. Các yếu tố trung ương

- Quá lo lắng, căng thẳng trong công việc, sinh hoạt
- Các yếu tố tâm lý xã hội
- Lạm dụng tình dục

3.6. Thực phẩm và bữa ăn

Người ta thấy có mối liên hệ giữa bữa ăn hoặc thức ăn và các triệu chứng trong IBS
Dị ứng với thức ăn hoặc không dung nạp thức ăn, thức ăn lên men quá mức

3.7. Các yếu tố khác: di truyền, môi trường, giáo dục

- Có yếu tố gia đình: nhiều người trong gia đình bị IBS
- Không có gen đơn thuần để giải thích cơ chế sinh bệnh
- Tính đa hình: Hay gặp một số gene, liên quan đến các thụ thể của hormon hoặc chất dẫn truyền thần kinh, đáp ứng khác nhau với cùng một điều trị
- Các yếu tố khác như giáo dục, môi trường sống, sinh hoạt

4. Phân loại Hội chứng ruột kích thích

Dựa vào các triệu chứng nổi trội mà người ta phân Hội chứng ruột kích thích thành 3 dạng khác nhau:

4.1. Triệu chứng táo bón chiếm ưu thế, nghĩa là bệnh nhân thường bị táo bón hơn tiêu chảy. Dạng này chiếm khoảng 30% các trường hợp. Phân cứng trên 1/4 thời gian và phân lỏng dưới 1/4 thời gian. Loại này gặp chủ yếu ở nữ giới

4.2. Triệu chứng tiêu chảy chiếm ưu thế, nghĩa là bệnh nhân thường bị tiêu chảy nhiều hơn táo bón. Dạng này chiếm khoảng 1/3 trường hợp. Phân lỏng trên 1/4 thời gian, phân cứng dưới 1/4 thời gian. Loại này thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới.

4.3. Triệu chứng xen kẽ hoặc phối hợp tiêu chảy và táo. Dạng này chiếm khoảng 1/3 đến 1/2 trường hợp và có trên 1/4 thời gian phân cứng hoặc lỏng.

4.4. Triệu chứng không xác định.

5. Triệu chứng lâm sàng

Người bệnh thường nói về các triệu chứng gây phiền hà mà họ gặp hàng ngày. Trên thực tế người bệnh thường ít chấp nhận các kết quả chẩn đoán cận lâm sàng nghèo nàn mà bác sỹ đưa ra. Do đó thầy thuốc cần phải có sự lắng nghe người bệnh, chia sẻ, giải thích cặn kẽ để người bệnh cùng hiểu, cùng chia sẻ chẩn đoán và tuân thủ các biện pháp điều trị. Chẩn đoán IBS chủ yếu là dựa trên các triệu chứng lâm sàng. Những người bị Hội chứng ruột kích thích thường có các triệu chứng ở tại đường tiêu hóa và ngoài đường tiêu hóa.

5.1. Tại đường tiêu hóa

a. Đau bụng: Đây là triệu chứng phổ biến nhất. Người bệnh đau bụng thành cơn hoặc âm ỉ, kèm đầy hơi, khó mô tả cụ thể. Đau bụng sau ăn là chủ yếu, tăng lên khi căng thẳng, sau bị stress tinh thần, lo lắng. Vị trí đau bụng thường gặp ở thượng vị khoảng 10%, hạ vị 25%, bên trái 20%, bên phải 20%. Bệnh nhân có thể chán ăn, mất ngủ đi kèm, rối loạn lo âu hoặc trầm cảm.

dau bung

Đau bụng - Abdominal Pain

b. Thay đổi thói quen đi ngoài: Bệnh nhân thường bị giảm số lần đi ngoài gây táo bón khoảng dưới 3 lần trong một tuần hoặc tăng số lần đi ngoài gây đi lỏng khoảng 3 lần một ngày. Người bệnh đi ngoài phân có nhầy, đi ngoài ngay sau khi ngủ dậy. Vừa đi ngoài xong lại mót đi ngoài gấp, đi ngoài sau ăn sáng, sau uống bia rượu hoặc đồ gia vị, đồ ăn lạ. Người bệnh luôn cảm giác đi ngoài chưa hết, rặn khi đi
ngoài. Phân không có máu, không đi ngoài ban đêm.

thay doi thoi quen di tieu

Thay đổi thói quen đi tiêu - Change in bolel habits

5.2. Ngoài đường tiêu hóa

Người bệnh thường bị mất ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, khó tiêu, đau lưng, mỏi cơ, khớp, rối loạn tâm lý. Rất nhiều trường hợp người bệnh bị đi tiểu đêm, mót tiểu, tiểu nhiều, tiểu không hết. Khoảng 70% đến 80% trường hợp bị giảm khả năng tình dục ( đau khi giao hợp ở nữ giới), giảm dung nạp với thuốc.

6. Chẩn đoán cận lâm sàng

Để chẩn đoán IBS cần làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng để loại trừ :
- Xét nghiệm thường quy như đường huyết, công thức máu, tốc độ lắng máu, ion đồ
- Các marker ung thư ; T3, T4, TSH, Ký sinh trùng đường ruột, xét nghiệm phân.
- Siêu âm ổ bụng, XQ đại tràng
- Khám loại trừ bệnh sản phụ khoa
- Nội soi đại - trực tràng không có viêm, loét, xuất huyết
- Chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu như CT, MRI

7. Chẩn đoán phân biệt IBS và Viêm đại tràng mạn tính:

Trong thực tế có nhiều trường hợp chẩn đoán nhầm giữa IBS và Viêm đại tràng mạn tính. Do đó cần phân biệt hai bệnh này. Viêm đại tràng mạn tính: đau bụng ít, chướng bụng vừa, phân có thể lẫn máu, khuôn phân ít thay đổi, ít mất ngủ, ít lo lắng. Nội soi có viêm, loét, xung huyết. Hội chứng ruột kích thích: đau bụng nhiều, chướng bụng, đầy hơi, khó trung tiện, phân không có máu, khuôn phân thường là dẹt, mất ngủ, lo lắng thường xuyên, nội soi đại trực tràng bình thường.

8. Triệu chứng cảnh báo

Người ta thấy có các triệu chứng cảnh báo đối với những người ở độ tuổi từ trên 45 đến 50, những người bị thiếu máu, gầy sút cân, hay bị buồn nôn hoặc nôn. Những người đi ngoài ra máu hoặc xét nghiệm kiểm tra có máu trong phân, có triệu chứng về ban đêm, sốt và các chỉ điểm viêm tăng cao bất thường cũng không được loại trừ chẩn đoán IBS. Những người có khối u ở bụng hoặc K trực tràng, tiền sử gia đình có người bị ung thư trực tràng thường được cảnh báo về Hội chứng ruột kích thích nhiều hơn ngững người khác.

Nguồn tin: Viện nghiên cứu và đào tạo Tiêu Hóa, Gan mật

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA TIÊU HÓA - GAN MẬT
Mọi thông tin chi tiết , tư vấn hướng dẫn đặt lịch khám và hỗ trợ khác xin vui lòng liên lạc theo:
Địa chỉ: 20 Trần Xuân Hòa, Phường 7, Quận 5, Hồ Chí Minh
ĐẶT HẸN: 0868845154
Điện thoại: 0942079174  hoặc 08688.45154 - 
Email: bsduythong@gmail.com

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Quỳnh Anh

Cho phép tôi được thay mặt gia đình xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến TS. Võ Duy Thông đã chăm sóc và điều trị cho mẹ tôi. Bác Thông đã động viên và điều trị cho mẹ tôi qua cơn hiểm nghèo, giờ bà đã khỏe mạnh, ăn uống nhiều hơn. Chúng tôi biết ơn Bác nhiều...

Chi tiết


Xem tẩt cả Gửi ý kiến
 
Thăm dò ý kiến

Bạn biết Phòng khám Chuyên khoa Nội tiêu hóa, Gan mật - TS. BS. Võ Duy Thông qua kênh nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm11
  • Hôm nay286
  • Tháng hiện tại39,862
  • Tổng lượt truy cập1,977,869
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây